Khảo sát và phân tích mẫu nước thải chưa qua hệ thống xử lý tại một số nhà máy chế biến thủy sản cho thấy hàm lượng ô nhiễm hữu cơ (BOD) cao gấp 20 đến 40 lần; hàm lượng vi sinh (coliform) vượt gấp ngàn lần và hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước (SS) vượt hơn 100 lần tiêu chuẩn nước thải công nghiệp cho phép thải vực nước dùng làm mục đích sinh hoạt (QCVN 40:2011 cột A).
Kết quả phân tích nước thải đầu vào và so sánh với QCVN 40 :2011 cột A (nồng độ đầu ra sau khi qua hệ thống xử lý):
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị |
Kết quả |
TCVN 5945:2005 cột A |
pH |
- |
5,5 - 9 |
6 - 9 |
Chất rắn lơ lửng |
mg / l |
400 - 800 |
50 |
COD |
mgO/l |
1.500- 2500 |
75 |
BOD |
mgO/l |
700 – 1.200 |
30 |
Coliform tổng |
MPN/100 ml |
.105 - .106 |
3.000 |
Như vậy, yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải phải đạt được hiệu suất loại bỏ tối thiểu 90% chất rắn lơ lủng, 96-97% đối với COD, BOD và hơn 99% vi sinh có hại.
Công nghệ xử lý: Quy trình xử lý nước thải lựa chọn theo phương án xử lý 3 bậc nhằm hạn chế đến mức tối đa hàm lượng chất thải
Bậc xử lý |
Quá trình xử lý |
Sơ bộ |
Tách rác, lắng cát, cân bằng, tuyển nổi |
Bậc 1 |
Xử lý kỵ khí trong bể UASB |
Bậc 2 |
Xử lý hiếu khí Aeroten |
Bậc 3 |
Keo tụ, lắng lọc, khử trùng |
Bao gồm các công đoạn như sau:
- Lọc rác bằng máy lọc rác tự động
- Thu gom, cân bằng nước thải và tách dầu mở
- Xử lý bậc 1 bằng phương pháp sinh học yếm khí trong bể UASB
- Xử lý bậc 2 bằng phương pháp sinh học hiếu khí trong bể AEROTEN
- Xử lý bậc 3 bằng phương pháp hóa lý: keo tụ, lắng lọc và khử trùng.
Bùn lắng tụ được hút vào ngăn chứa bùn, bể phân hủy bùn và cuối cùng được hút thải vào bãi rác hoặc dùng để bón cây.
* Sơ đồ dây chuyền công nghệ:
Nước thải → Lưới tách rác → Bể gom → Bể tuyển nổi → Bể điều hòa → Bể sinh học kỵ khí có vật liệu đệm → Bể sinh học bùn hoạt tính → Bể lắng → Ngăn khử trùng → Nước sau xử lý.
* Diễn giải công nghệ:
Nước thải trước khi đi vào bể gom được tách các chất rắn thô bằng lưới chắn rác. Từ bể gom, nước thải được gom qua thiết bị tuyển nổi rồi chảy vào bể điều hòa (thường áp dụng phương pháp tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dịch: tạo dung dịch quá bảo hòa không khí và khi giảm áp suất thì các bọt không khí sẽ tách ra khỏi dung dịch, làm nổi chất bẩn. Do đó trang bị máy nén khí và bồn chứa váng mở).
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ bể điều hòa nước thải được bơm liên tục vào bể sinh học kỵ khí có vật liệu tiếp xúc, sau đó nước thải chảy thủy lực vào bể bùn hoạt tính. Tại đây các chất hữu cơ có trong nước thải phân hủy bằng các vi khuẩn hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao (bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Tiếp đến nước thải được dẫn qua bể lắng trước khi xả vào ngăn khử trùng. Nước thải được khử trùng bằng Chlorine, rồi được lọc áp lực trước khi thải ra môi trường.
Bùn tại bể lắng được dẫn vào bể chứa bùn. Tại đây một phần bùn được tuần hoàn lại bể bùn hoạt tính. Phần bùn dư được hút định kỳ.
Để xử lý nước thải thủy sản, nhất là cá tra có nhiều máu, nhiều mở với nồng độ chất gây ô nhiễm cao phải đồng thời áp dụng nhiều phương pháp như trên: phương pháp hóa lý (tách rác, tách mở bằng tuyển nổi, lắng tụ, khử trùng, lọc áp lực); phương pháp hóa sinh (nguyên tắc kỵ khí: thiết bị lọc sinh học có vật liệu đệm; nguyên tắc hiếu khí: bể aerotank sục khí với bùn hoạt tính có cấy men vi sinh).
Công trình xử lý bao gồm các hạng mục xây dựng và thiết bị như sau:
- Bể gom : máy bơm nước thải
- Bể tuyển nổi : máy nén khí, bơm cao áp, motor truyền động
- Bể điều hòa : máy bơm
- Bể phân hủy kỵ khí : bơm nước thải
- Bể bùn hoạt tính : máy thổi khí
- Bể lắng : motor giảm tốc
- Bể chứa bùn : bơm bùn tuần hoàn
- Bể khử trùng : bơm định lượng, hóa chất.