06/07/2020
Xử lý nước thải

I. Nguồn gốc nước thải

Nước thải phát sinh tử các nguồn sau:
-  Quá trình sản xuất: Thành phần nước thải của nhà máy bao gồm các tạp chất vô cơ (bột đá, bột vôi) không tan, cũng chứa một số chất hữu cơ ( BOD, COD, SS) lơ lửng và hoà tan, một số vi trùng gây bệnh,…
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn,… gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.
Khảo sát các nguồn thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra phương pháp xử lý tối ưu nhằm giảm chi phí đầu tư. Nếu cơ sở có cả hai nguồn thải là nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất ta xử lý theo quy trình xử lý nước thải sinh hoạt.

II. Quy trình sản suất gạch men

+ Chuẩn bị nguyên liệu: Đất sét trắng, cao lãnh, Đôlômit,Felspard, Ôxitmagie, bột kẽm, bột đá vôi, chất màu, chất điện giải,nước, thạch anh,… 
+ Tạo hồ: Các nguyên liệu được lấy theo tỉ lệ nhất định nhờ hệ thống băng cân. Sau đó được hệ thống băng tải đưa vào máy nghiền bi sứ để nghiền. 
+ Tạo hình (Gạch mộc): Hồ được sấy phun tạo thành bột. Bột được giữ trong silô, sau đó được chuyển xuống băng tải và được băng tải chuyển đến thùng chứa dự trữ rồi vào xe xúc đổ bột và đưa vào khuôn ép để ép tạo hình. 
+ Tráng men: Gạch mộc được đưa vào lò sấy đứng. Sau đó được đưa đến day truyền tráng men. 
+ Sấy,nung: sau khi được tráng men gạch được đưa vào lò sấy tuynel, rồi tiếp tục đến lò nung.
+ Kiểm tra,đóng gói: Sản phẩm sau khi nung được đưa qua các thiết bị phân loại (thiết bị kiểm tra độ bền cơ học, kiểm tra kích thước, độ cong vênh). Những sản phẩm đạt yêu cầu, được đưa đi đóng gói và nhập vào kho.

III. Quy trình công nghệ

3.1. Sơ đồ công nghệ:

3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Phía sau bể gom là lưới rác tinh để lược bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ. Nước thải từ bể gom được bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn). Nước thải tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. 
Bột đá có tính kiềm nên một phần sẽ tự trung hòa với nước thải rửa có tính axit, mặt khác nước thải còn được tiếp tục trung hòa tại bể trung hòa (bằng đá hồng, đá trắng). Nước thải tiếp tục chảy từ bể trung hòa xuống bể keo tụ kết hợp quá trình lắng, đồng thời dùng bơm định lượng châm chất keo tư vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nước thải nước thải chảy qua bể khử trùng, để khử trùng các vi khuẩn có hại trong nước thải. Sau đó, nước thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi trong nước thải. 
Nước thải sau khi qua cột lọc áp lực đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được xả ra nguồn tiếp nhận .
Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN