06/07/2020
Xử lý nước cấp
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,… Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.

I. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢISINH HOẠT

-    Chứathành phần chất hữu cơ nhiều: BOD5, COD, SS,tổng P, tổng N cao.

-    Nhiều vi sinh vật gây bệnh.

-    Thành phần chất thải chứa nhiều dầu mỡ, chất tẩy rửa.

II.QUY CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thảisinh hoạt(QCVN 14: 2008/BTNMT)

III.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Vớithành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ cácloạichất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xửlý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưanước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xửlý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nướcthải. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phụ thuộc vào:

-         Thành phần và tính chất nước thải

-         Mức độ cần thiết xử lý nướcthải

-         Lưu lượng và chế độ xả thải

-         Đặc điểm nguồn tiếp nhận

-         Điều kiện mặt bằng và địa hình khu vựcdự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải

-         Điều kiện địa chất thuỷ vănkhí hậu tại khu vực dự kiến xây dựng

-         Điều kiện cơ sở hạ tầng (cấp điệncấp nướcgiao thông, )

-         Điều kiện vận hành và quản lý hệ thôngxử lý nước thải

-         Công nghệ xử lý nướcthảisinh hoạt nói chung thường phụ thuộc vào quy mô dân số (tức phụthuộc vào lưu lượng nước thải).

Cácphương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinhhoạt là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp sinh học.

     1.Các phương pháp hóa học: dùngtrong HTXLNT sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứngphân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản. ứng hóa họcdiễn ra giữa chấtônhiễm và hóa chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp làcó hiệu quả xửlýcao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khépkín. Tuy nhiên,phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, khôngthích hợp cho các HTXLNT sinh hoạt với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp hoálý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý vàhoá học đểđưavào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chấtbẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tannhưng không độ chại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

        2. Phương pháphoá lý: thường được áp dụng để xử lý nước thải là:keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ,trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc…Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giaiđoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học,hoá học, sinh họctrong công nghệ XLNT hoàn chỉnh.

         3. Phươngpháp sinh học: trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng khả năng sống và hoạt độngcủa các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễmtrong nước thải. Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu có năm nhóm chính: quátrình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợphiếu khí – trung gian anoxic – kị khí các quá trình hồ. Đối với việc xử lý nướcthải sinh hoạt có yêu cầu đầu ra không quá khắt khe đối với chỉ tiêu N và P, quátrình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là quá trình xử lý sinh học thường được ứngdụng nhất.

IV.MỘTSỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ THI CÔNG

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN