Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến cao su thiên nhiên từ các dòng sau đây:
- Dòng thải 1: Nước thải từ quá trình sản xuất mủ khối
- Dòng thải 2: Nước thải từ quá trình chế biến mủ skim
- Dòng thải 3: Nước thải rửa từ dây chuyền sản xuất mủ
- Dòng thải 4: Nước thải từ quá trình sản xuất mủ ly tâm
Nước thải chế biến mủ cao phát sinh chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa. Nước thải chế biến cao su có pH thấp, do việc sử dụng axit để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành từng mảng lớn trên bề mặt nước.
Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong gian đoạn đánh đông.
Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit foomic (dùng trong quá trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải khá cao, có thể lên đến gần 10.000 mg/l.
Bảng 1: Tổng hợp thành phần và nồng độ các chất ố nhiễm cơ bản có trong nước thải chế biến cao su điển hình như sau
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Kết quả |
1. |
pH |
- |
4.5 - 6.7 |
2. |
BOD5 |
mg/l |
4,000 -5,000 |
3. |
COD |
mg/l |
5,000 – 7,000 |
4. |
SS |
mg/l |
700 – 1,000 |
5. |
Amonia |
mg/l |
100 – 200 |
6 |
Tổng nitơ |
mg/l |
250 – 300 |
Nhận xét: Xét trên đặc tính ô nhiễm của nước thải, Ngành công nghiệp Chế biến Cao su thiên nhiên là một ngành công nghiệp có tính đặc thù. Tính đặc thù này thể hiện chủ yếu ở hàm lượng amoniac, BOD, COD quá cao trong nước thải.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ:
Chất lượng nước thải đầu ra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên: QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B
Bảng 2: Thành phần và nồng độ các chất ố nhiễm theo QCVN 40:2011, Cột B
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Kết quả |
1. |
pH |
- |
6 - 9 |
2. |
BOD5 |
mg/l |
50 |
3. |
COD |
mg/l |
150 |
4. |
SS |
mg/l |
100 |
5. |
Amonia |
mg/l |
10 |
6 |
Tổng nitơ |
mg/l |
40 |
Với mục tiêu xây dựng hệ thống hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải đạttiêu chuẫn môi trường vừa đảo bảo tính mỹ quan của công trình so với các công trình xung quanh, và tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý. Vì vậy việc lựa chọn công nghệ sinh học kết hợp với cơ học và hóa lý, là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn.
SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ